Tìm kiếm: xuất khẩu dầu mỏ
Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 của Trung Quốc và khu vực Đông Á. Định chế này còn cảnh báo những rủi ro "đáng kể" từ sự bất ổn toàn cầu, trong đó có tác động tiềm tàng từ việc đồng đô la Mỹ mạnh lên và lãi suất Mỹ ở mức cao hơn.
Iran đang tích trữ ít nhất 30 triệu thùng dầu trên các “siêu tàu chứa” ngoài khơi, trong bối cảnh lệnh trừng phạt của phương Tây tiếp tục hạn chế khả năng xuất khẩu dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này.
Ngày 23/3, Bộ trưởng Tài chính Ecuador Fausto Herrera cho biết trong tháng Tư tới quốc gia Nam Mỹ này sẽ nhận 2 tỷ USD của Trung Quốc để đảm bảo đầu tư công, trong bối cảnh giá dầu thế giới xuống thấp.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6-3 công bố báo cáo mới nhất dự báo giá dầu sẽ duy trì ở mức thấp trong vài năm tới do những biến động đáng kể trên thị trường dầu.
Thales - hãng chuyên sản xuất các sản phẩm radar và các hệ thống tác chiến điện tử lắp đặt cho máy bay chiến đấu Rafale của Pháp - cho biết, các đơn đặt hàng từ Trung Đông sẽ tăng 50% lên 3 tỷ euro (tương đương 3,4 tỷ USD) trong năm nay. Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh nhu cầu mua trang thiết bị quân sự tăng lên do diễn ra các cuộc xung đột trong khu vực.
“Tình hình kinh tế năm 2015 rõ rệt hơn nhiều so với cách đây 1 năm. Năm 2013 mà dự đoán cho năm 2014 mù mờ lắm, nhưng bây giờ ngồi đây nghĩ năm 2015 nó sáng lên rất nhiều”. GS, TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã nói với phóng viên Báo Quân đội nhân dân Online như vậy trong cuộc trao đổi về bức tranh kinh tế năm 2015.
Nga, quốc gia sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới, đã tăng sản lượng dầu mỏ bán cho các nước châu Á trong năm qua, kéo theo việc các nước xuất khẩu dầu mỏ khác phải giảm thị phần.
Một báo cáo của hãng tư vấn A.T. Kearney (Mỹ) cho thấy sự sụt giảm giá dầu sẽ thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực dầu khí trên toàn thế giới sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2014.
Vậy điều gì nằm sau cơn "suy sụp" kéo dài của giá dầu thế giới, dự cảm nào về những diễn biến tiếp theo trên thị trường dầu mỏ?
Theo khảo sát mới nhất của hãng tin Reuters, nguồn cung dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã tăng trong tháng 1/2015, vì xuất khẩu của Angola tăng, trong khi sản lượng của Saudi Arabia và các nước sản xuất dầu mỏ khác ở Vùng Vịnh đều vững ở mức cao. Sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt tiếp tục gây sức ép lên giá mặt hàng này.
Cuộc chiến giá dầu lớn nhất kể từ đầu thế kỷ 21 đã kết thúc với thắng lợi thuộc về OPEC, sau khi tổ chức này thành công trong việc buộc kẻ thách thức ngang bướng là các hãng dầu đá phiến Mỹ phải đầu hàng.
Giá dầu sáng 26-1 đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ 2009, sau khi Mỹ công bố kho dự trữ trong tháng 12-2014 tăng lên mức cao nhất so với tháng trước.
Trả lời báo chí sau cuộc họp về những vấn đề quan trọng trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô vào chiều tối 22-1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết một trong những nội dung quan trọng được bàn đến là tác động của việc giá dầu giảm đến nền kinh tế
Trong lần gần nhất giá dầu lao dốc do dư cung, thị trường phải mất gần 5 năm để quay về trạng thái cũ.
Giá dầu thế giới vừa chạm đáy trong vòng 5,5 năm trở lại đây, ngay sau khi Goldman Sachs mạnh tay hạ mức giá dự báo, còn Venezuela kêu gọi Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lên kế hoạch thúc giá dầu quay đầu trở lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo